Xuất khẩu tăng nhờ thương chiến Mỹ – Trung, Việt Nam “tắc cảng”, ngành logistics chịu áp lực lớn

Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ theo giá trị trong quý đầu năm, theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, chiếm 17,7% hàng hóa trong nước Mỹ. Con số này lớn gấp 7 lần nhập khẩu của Việt Nam, là đối tác thương mại lớn thứ 13 của Hoa Kỳ và lớn thứ 7 về nhập khẩu. Agility Global Integration Logistics, một nhà cung cấp dịch vụ hậu cần toàn cầu có trụ sở tại Kuwait, cho biết Việt Nam là lựa chọn hàng đầu cho các công ty muốn giảm chi phí sản xuất. Nhưng thương mại tăng đột biến chính là thách thức lớn với ngành logistics và hệ thống cơ sở hạ tầng.

“Trong quý đầu năm, Việt Nam đã xảy ra tình trạng ùn tắc cảng khá nghiêm trọng”, James Hill, giám đốc điều hành của Agility Logistics tại châu Á-Thái Bình Dương nói. “Nhiều xe tải đã phải chờ 4-5 ngày chỉ để dỡ một container tại cảng TP. Hồ Chí Minh. Năng lực đường bộ chưa hoàn thiện, ùn tắc giao thông rất lớn và các tuyến đường sắt còn hạn chế, việc chậm trễ tới một tuần đối với tàu không phải là hiếm”.

Việt Nam là điểm cập bến cuối cùng của một số tuyến thương mại biển Đông Nam Á. Các tàu container cỡ trung bình thường chạy qua các quốc gia như Myanmar, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Campuchia trước khi đến các cảng của Việt Nam và sau đó di chuyển qua Thái Bình Dương đến bờ Tây Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là các nhà xuất khẩu ở Việt Nam sẽ phải chen chúc trong không gian khá hạn chế.

Xuất khẩu tăng nhờ thương chiến Mỹ - Trung, Việt Nam tắc cảng, ngành logistics chịu áp lực lớn - Ảnh 1.

Tổng khối lượng cảng của cả nước tăng vọt từ 4,4 triệu container trong năm 2008 lên 12,3 triệu container trong năm 2017, năm gần đây nhất có số liệu, nhưng việc thiếu cảng nước sâu có nghĩa là các tàu nhỏ hơn sẽ phải đến các nước khác để trung chuyển đến thị trường lớn hơn.

Công ty nghiên cứu Business Monitor International ước tính, Việt Nam đã bơm 11,1 tỷ USD vào các dự án xây dựng trong năm 2017, thấp hơn đáng kể so với khoản đầu tư 16 tỷ USD hàng năm mà Ngân hàng Thế giới ước tính rằng Việt Nam cần đầu tư để theo kịp nhu cầu mở rộng cơ sở hạ tầng.

Nhà sản xuất phụ kiện thời trang của Hoa Kỳ Vera Bradley Inc. đã tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Myanmar, Campuchia, Việt Nam và dự kiến ​giảm xuống chỉ còn một phần tư sản lượng đến từ Trung Quốc vào cuối năm nay, từ mức 54% vào năm ngoái.

“Công ty này cho biết, mức thuế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump đã đẩy nhanh sự thay đổi. Thời gian chính là thách thức lớn”, Giám đốc điều hành Rob Wallstrom trả lời một email phỏng vấn. “Giao hàng tận nơi đến các quốc gia bên ngoài Trung Quốc khiến chu kỳ sản xuất của chúng tôi bị kéo dài, vì nhiều yếu tố khách quan trong việc mua sắm nguyên liệu và vận chuyển”.

Các công ty khác cũng đang phải đối mặt với sự đánh đổi tương tự. Công ty Headwear Holdings Ltd đang tìm cách chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Bangladesh để tiết kiệm chi phí nhân công. Nhưng Giám đốc điều hành Pauline Ngân Po Ling nhận định, yếu kém về năng lực logistics khiến thời gian xuất khẩu hàng hóa quá dài cũng là thách thức lớn. “Chúng tôi cần vận chuyển sản phẩm của mình bằng tàu trung chuyển đến các cảng nước sâu ở Malaysia và Singapore”, cô nói, “và tắc cảng đã làm thời gian vận chuyển các lô hàng của chúng tôi trễ hai tuần nữa”.

0911 755 899